Đo huyết áp

Giải pháp kiểm soát huyết áp hiệu quả

Microlife

Nhà sản xuất thiết bị y tế hàng đầu thế giới

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Nguyên Nhân Của Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường và những nguyên nhân
     Bệnh tiểu đường là tên gọi một nhóm các bệnh trạng khác nhau khi có quá nhiều đường glucose trong máu. Tuyến tụy hoặc không thể tạo ra insulin, hoặc insulin được tạo ra không đủ và không hoạt động thích đáng. Khi insulin không tác động, glucose tích tụ trong máu dẫn đến các mức đường trong máu (đường huyết) cao, gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường.

Thật sự có gì sai? 
• Cơ thể cần glucose, một loại đường đặc biệt, làm nguồn năng lượng chính. Cơ thể tạo ra glucose từ thức ăn có carbohydrate (như đường hay tinh bột) như các loại bánh mì, ngũ cốc ăn sáng, cơm (gạo), mì pasta, khoai tây, sữa, sữa chua và trái cây.
• Đường glucose truyền trong máu đi khắp cơ thể – mức đường trong máu (đường huyết) này không nên quá cao hay quá thấp. Khi lên cao hơn một mức nhất định, glucose phải ra khỏi máu, đi vào các mô cơ thể, cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào hoạt động hiệu quả. Một lượng glucose được trữ trong gan để dùng khi cần (giống như quý vị trữ thức ăn trong tủ bếp). Khi đường glucose giảm xuống quá thấp, một lượng glucose trữ trong gan được phóng thích vào máu đưa mức đường này cao trở lại.
• Insulin là hoóc-môn do tuyến tụy tạo ra; tuyến này nằm ngay dưới dạ dày. Insulin giống như chìa khóa mở ‘các cửa’ vào tế bào cơ thể (các kênh glucose) và cho phép glucose từ máu vào tế bào để dùng làm năng lượng. Đây là quá trình trao đổi đường glucose.
• Ở bệnh tiểu đường, tuyến tụy hoặc không thể tạo ra insulin hoặc insulin tạo ra không thể hoạt động thích đáng. • Nếu insulin không làm nhiệm vụ, các rãnh lưu thông đường glucose sẽ bị đóng. Glucose tích tụ trong máu, dẫn đến mức đường trong máu cao, gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường.
   - Có hai loại tiểu đường chính. Loại 1 ít phổ biến và thường ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Loại 2 là bệnh có liên quan đến lối sống, ảnh hưởng 85 - 90% số bệnh nhân tiểu đường. Bệnh này thường xảy ra với người lớn, và trẻ em ngày nay cũng đang mắc phải bệnh do lối sống này.

• Loại 1: Loại bệnh này trước đây thường được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường của thanh thiếu niên. Tuy nhiên, điều này dễ gây nhầm lẫn vì nhiều người lớn mắc bệnh loại 2 cũng cần insulin để điều trị bệnh tiểu đường của mình.
     - Bệnh tiểu đường loại 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh niên, dù cũng xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tiểu đường loại 1 ít phổ biến, chỉ chiếm 10 – 15% tổng số bệnh nhân tiểu đường. Ở tiểu đường loại 1, tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin vì các tế bào thật sự tạo ra insulin đã bị hệ miễn nhiễm của chính cơ thể hủy diệt. Insulin này phải được bù vào.
     - Vì thế, bệnh nhân tiểu đường loại 1 cần phải có insulin hàng ngày để sinh tồn. Hiện nay chỉ có thể cung cấp insulin bằng tiêm chích hay dùng máy bơm, nhưng trong tương lai có thể có insulin bằng các phương pháp khác.



Những ai dễ mắc bệnh tiểu đường loại 1? 
      - Chúng ta chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra tiểu đường loại 1, nhưng biết rõ bệnh này có mối liên hệ  gia đình. Tuy nhiên, bệnh này chỉ xảy ra khi có nhiễm trùng do vi rút chẳng hạn, khiến hệ miễn nhiễm hủy diệt các tế bào trong tuyến tụy tạo insulin. Đây gọi là phản ứng tự miễn nhiễm. Dù nguyên nhân gây ra tiểu đường loại 1 không liên quan gì đến lối sống, nhưng một lối sống lành mạnh vẫn rất quan trọng giúp kiểm soát bệnh trạng này.
     - Có thể phòng ngừa hay chữa lành tiểu đường loại 1 không? Hiện nay đang tiến hành nhiều nghiên cứu, nhưng chưa có thể làm gì để ngăn ngừa hay chữa lành tiểu đường loại 1.

• Loại 2: Bệnh này trước đây thường được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành. Cho đến nay, đây là dạng phổ biến nhất, ảnh hưởng 85 – 90% tổng số bệnh nhân tiểu đường. Dù người lớn thường bị, nhưng hiện nay càng nhiều thanh niên, thậm chí trẻ em, cũng phát bệnh tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 2 là bệnh do lối sống và có nhiều liên quan đến cao huyết áp, các loại mỡ máu bất thường và cơ thể người ‘dạng quả táo’ có phần lưng, bụng quá ký/cân. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 thường kháng insulin, nghĩa là tuyến tụy tạo ra insulin, nhưng insulin này không hoạt động hiệu quả như mong muốn. Tuyến tụy phản ứng lại bằng cách cố tạo ra thêm insulin. Cuối cùng, tuyến tụy không thể tạo đủ để giữ cân bằng mức glucose, và các mức đường trong máu tăng lên. Sống lối sống lành mạnh có thể hoãn việc uống thuốc viên và/hoặc insulin. Tuy nhiên, nên biết rằng nếu quý vị thật cần đến thuốc và/hoặc insulin, thì đây cũng chỉ là tiến trình tự nhiên của bệnh. Dùng thuốc viên và/hoặc insulin càng sớm nếu cần, càng có thể giảm được các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Những ai dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2? Không phải chỉ có 1 nguyên nhân gây tiểu đường loại 2 mà còn có nhiều yếu tố nguy cơ được biết khác. Một số yếu tố có thể thay đổi được, một số khác thì không.

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ KHÔNG THỂ THAY ĐỔI 
Những người có nhiều khả năng bị tiểu đường loại 2 thường có các yếu tố nguy cơ sau:
   - Tiền sử gia đình bị tiểu đường
   - Tuổi tác – nguy cơ tăng khi ta càng lớn tuổi
   - Có gốc gác người dân đảo Torres Strait hay người bản địa Aboriginal
   - Có gốc gác những sắc tộc có nhiều khả năng bị tiểu đường loại 2 như người Melanesian (quần đảo Tây Nam Thái Bình Dương), Polynesian, Trung quốc hay từ tiểu lục địa Ấn độ.
   - Những phụ nữ: > sanh em bé trên 4.5 kg (9 cân Anh) hoặc bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai >bị Hội chứng Đa Noãn sào (buồng trứng đa nang).
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC 
   -  Lối sống
         >Mức hoạt động thể chất
         > Loại thức ăn chúng ta dùng
   - Trọng lượng (cân nặng)
   - Huyết áp
   - Cholesterol (mỡ trong máu)
   - Hút thuốc
Có thể ngăn ngừa tiểu đường loại 2 không? 
   - Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm chậm lại hoặc thậm chí ngăn ngừa bệnh này phát triển nếu sống đời sống lành mạnh, gồm tập thể dục đều đặn, chọn các thức ăn lành mạnh và duy trì được trọng lượng cơ thể có lợi cho sức khỏe, nhất là nếu họ đã được cho biết có nguy cơ mắc bệnh này.

Tiền tiểu đường là gì? 
     - Một người được cho là bị tiền tiểu đường nếu các mức đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Có ba bệnh trạng phổ biến liên quan đến gia tăng nguy cơ tiểu đường loại 2: Suy yếu Khả năng Nhịn Glucose (IFG), Suy yếu Khả năng Dung nạp Glucose (IGT), và tiểu đường Thai kỳ.
1. Suy Yếu Khả Năng Nhịn Glucose (IFG)
   - Suy yếu Khả năng Dung nạp Đường (IGT).
2. Impaired Glucose Tolerance (IGT)
     - Bệnh trạng này được chẩn đoán khi kết quả xét nghiệm dung nạp đường qua miệng cho thấy mức đường trong máu trên 7.8mmol/L nhưng dưới 11mmol/L 2 giờ sau khi uống đồ ngọt.
Những ai rất có thể mắc IFG hoặc IGT? Hai bệnh trạng này rất phổ biến ở những người có tiền sử gia đình bị tiểu đường loại 2, không hoạt động nhiều và quá cân/ký. Những ai có trọng lượng thừa ở phần  bụng có nguy cơ cao hơn.
3. Bệnh tiểu đường thai kỳ Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi đang mang thai, và thường biến mất sau khi sinh trẻ. Khi đang mang thai, nhau thai tạo ra các hoóc-môn giúp thai lớn lên và phát triển. Tiểu đường thai kỳ xảy ra vì các hoóc-môn này lại ngăn chặn insulin của người mẹ hoạt động. Tình trạng này gọi là kháng insulin.
     - Phụ nữ mang thai cần thêm insulin để glucose có thể từ máu đi vào tế bào, dùng làm năng lượng. Phụ nữ mang thai cần 2 đến 3 lần lượng insulin thường lệ. Nếu cơ thể không sản xuất đủ số này, sẽ phát bệnh tiểu đường. Khi hết mang thai, nhu cầu insulin ở người mẹ trở về bình thường và tiểu đường thường chấm dứt, nhưng rất dễ trở lại sau đó.



• Ai dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ? 
     - Từ 5% đến 8% phụ nữ có thai mắc phải trong khoảng giữa tuần lễ mang thai thứ 24 đến 28. Phụ nữ dễ bị nguy cơ này nếu trên 30 tuổi, quá cân/ký và có người trong gia đình bị tiểu đường loại 2. Phụ nữ gốc gác dân bản địa Úc hay dân đảo Torres Strait có nguy cơ gia tăng cũng như một số nhóm sắc tộc người Ấn, Việt Nam, Trung Hoa, Trung Đông và Polynesian/Melanesian. Tham khảo tờ thông tin.



• Các triệu chứng chính của tiểu đường là gì? 
     - Ở tiểu đường loại 1, triệu chứng thường xuất hiện thình lình và có thể đe dọa mạng sống, vì thế thường phải chẩn đoán khá nhanh. Ở tiểu đường loại 2, nhiều người không có triệu chứng nào, trong khi những dấu hiệu khác không được nhận ra, vì chúng được cho là thuộc phần ‘lão hóa’. Do đó, trước khi nhận ra các triệu chứng, biến chứng tiểu đường đã đến rồi.

• Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
     - Khát nước hơn thường lệ
     - Đi vệ sinh thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm
     - Cảm thấy mệt mỏi và uể oải
     - Lúc nào cũng thấy đói
     - Có các vết cắt lâu lành
     - Ngứa ngáy, nhiễm trùng da hay phát ban
     - Nhìn không rõ
     - Giảm cân không lý giải được (loại 1)
     - Thay đổi trọng lượng/cân nặng
     - Thay đổi tâm trạng
     - Đau đầu
     - Cảm thấy chóng mặt
     - Bị đau hay có cảm giác ngứa ran (hay kiến bò) ở chân hay bàn chân


• Làm sao kiểm soát bệnh tiểu đường? 
     -Ở tiểu đường loại 1 và loại 2, mục tiêu điều trị là giữ các mức glucose trong máu càng gần mức mong muốn càng tốt. Với những bệnh nhân tiểu đường loại 1: chích insulin mỗi ngày và sống lối sống lành mạnh. Với những bệnh nhân tiểu đường loại 2: ban đầu có thể chỉ cần ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, sau này thỉnh thoảng có thể dùng thuốc viên và/ hoặc insulin. 

• Quý vị nhắm đến điều gì và tại sao? 
     - Lý tưởng nhất là các mức đường glucose trong máu được giữ càng gần mức mong muốn càng tốt. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa những tác động ngắn hạn khi các mức glucose trong máu rất cao hay rất thấp, cũng như các vấn đề có thể phát sinh về lâu dài, ảnh hưởng đến mắt, thận và thần kinh. Hãy tham khảo tờ thông tin Theo dõi Đường huyết. Giữ huyết áp và cholesterol trong phạm vi được đề nghị cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề như cơn đau tim hay đột quỵ.
     Các mức đường glucose mong muốn
           Bệnh tiểu đường loại 1:
                   4–6mmol/L trước bữa ăn 
                   4–8mmol/L sau bữa ăn*
           Bệnh tiểu đường loại 2
                   6–8mmol/L sau bữa ăn*
                   6–10mmol/L sau bữa ăn*

Những ai sẽ giúp bạn? 
Hãy liên kết với chúng tôi nếu các bãn có thắc mắc và tâm sự cùng chúng tôi:
www.microlifevn.com / www.facebook.com/microlife
www.microlifevn.com/benh-tieu-duong





Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

"Thuốc lá" kẻ thù số 1 của bệnh tiểu đường.

"Thuốc lá" kẻ thù số 1 của bệnh tiểu đường. Khi bị tiểu đường nên cai thuốc lá nếu không muốn vết thương hoại tử từ từ. 

     Thông thường khi người bệnh tiểu đường thường được bác sĩ khuyên không nên xé rào và ăn quá nhiều đồ ngọt gây ra mất kiểm soát đường huyết trong máu, nhưng chuyện đó lâu lâu cũng không đáng phải lo mấy vì trong tư duy người bệnh luôn có cảnh giác với đồ ngọt nên cũng có điểm dừng hợp lý. Nhưng ở đây bạn sẽ thấy được một điều, còn có kẻ khác nguy hiểm và đáng sợ hơn rất nhiều. Đó là "nicotin" chất có trong thuốc lá, cực tác hại đối với người đang mắc bệnh tiểu đường.
     Nếu đang bị bệnh tiểu đường lại thêm hút thuốc thì nguy cơ tai biến mạch máu não cũng như nhồi máu cơ tim tăng gấp đôi như công thức 1 + 1 = 2 thì lầm to. Nguy cơ trong trường hợp này cao gấp 4-12 lần nếu so với người cùng bị tiểu đường nhưng không hút thuốc. Nếu thêm vào đó là bệnh cao huyết áp và tăng mỡ trong máu thì đừng hy vọng xác suất rủi ro chỉ 4 mà là 16 lần, nếu so với người chỉ có vấn đề với đường huyết.

     Thuốc lá có hại là không thể tránh khỏi nhưng sở dĩ có hại cho người bệnh tiểu đường hơn người chưa bệnh là vì:
        - Hơn 7.000 độc chất trong thuốc lá là lý do khiến hệ miễn dịch và biến dưỡng bù đầu chống đỡ. Thêm vào đó, tác dụng công phá qua cơ chế ôxy hóa khiến cơ thể bên bờ “gỉ sét” của người bệnh tiểu đường sớm nhanh chân về hướng thoái hóa, lão hóa, thậm chí biến thể ác tính. Kiệt sức đề kháng chỉ là vấn đề không sớm thì muộn. Ung thư - cụ thể là ung thư phổi, vòm hầu, thanh quản. 
        - Khói thuốc từ lâu không còn xa lạ trong bệnh tiểu đường. Nicotin và “các chất độc khác” trong thuốc lá là “cảm tình viên” tích cực của hiện tượng xơ vữa mạch máu vì vừa làm co mạch khiến thiếu dưỡng khí cục bộ vừa gây tổn thương mặt trong mạch máu giúp cho huyết cầu, chất béo có nơi bám vào.

        - Thuốc lá là nguyên nhân gây tiêu hao nguồn dự trữ nhiều loại sinh tố có công năng kháng ung thư như vitamin A, E, C… và khoáng tố vi lượng cần thiết cho sức đề kháng như kẽm, selen, crôm, làm tổn thương tế bào phân chia, trong cơ thể vốn lúc nào cũng cần nhiều sinh và khoáng tố của người bệnh tiểu đường. Dễ hiểu nếu vết thương ngoài da, nếu bệnh bội nhiễm ở người tiểu đường cộng thêm khói thuốc bao giờ cũng kéo dài, cũng trầm kha, cũng dễ gây biến chứng nghiêm trọng.
Vì thế: "Người bệnh tiểu đường vì thế phải cai thuốc lá cho bằng được. Đừng ngụy biện bằng cách dựa vào trường hợp cá biệt nào đó tuy hút thuốc liên hồi nhưng vẫn sống khỏe re rồi lững lờ bỏ quên số người vừa mất mạng đêm qua vì nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, ung thư, do cả đời tự xông khói thuốc lá!"Bỏ thuốc lá đúng là không dễ, nhất là với người bệnh tiểu đường đang trầm uất vì thất vọng trong nghề nghiệp, vì cô đơn trong gia đình, vì mỏi mệt với bệnh tình dai dẳng… nhưng cũng không là “điệp vụ bất khả thi” nếu người bệnh may mắn tìm được thầy thuốc quán triệt chương trình cai thuốc lá bằng biện pháp sinh học như nhĩ châm, dưỡng sinh, dinh dưỡng…, thay vì lời khuyến cáo ngắn gọn vô nghĩa “bỏ thuốc đi, không bỏ chết ráng chịu!”. 

     Tất nhiên là đúng vì xưa nay đâu có thầy thuốc nào chịu chết thay cho người bệnh dù “nghe qua ngậm đắng nuốt cay thế nào”.Thấy quan tài rồi bao giờ cũng dễ đổ lệ. Có lẽ không quá khó để cai thuốc lá nếu người bệnh tiểu đường đồng thời là người hâm mộ của khói thuốc tận mắt nhìn thấy vết thương hoại tử đen sì, hôi thối trên bàn chân sắp bị cưa; chứng kiến cảnh cấp cứu đặt ống khí quản, ép tim, hô hấp nhân tạo bệnh nhân tiểu đường hôn mê chỉ vì bỏ không nổi mấy điếu thuốc bạc tình.

Microlifevn.com
Facebook.com/microlife
http://microlifevn.com/benh-tieu-duong

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Biến chứng tiểu đường có thể gây đoạn chi

Vòng xoay bận rộn của cuộc sống đôi lúc khiến nhiều người trong chúng ta quên mất việc chăm sóc chính bản thân mình, kể cả khi cơ thể có dấu hiệu cảnh báo. Cho đến khi sức khỏe trở nên tồi tệ hoặc phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp mới giật mình nhìn lại và đi tìm giải pháp. Đó là câu chuyện của anh Ngô Đ., trú tại phường Quang Trung, TP Vinh.

Phát hiện bệnh tiểu đường đã vài năm nay, mặc dù biết với người tiểu đường cần điều chỉnh lối sống, ăn uống hợp lý để nguy cơ biến chứng chậm ghé thăm, song bị cuốn vào công việc kinh doanh nên nhiều lúc anh khó lòng kiểm soát được. Thêm vào đó, cũng bởi tự tin vào sức khỏe của mình mà anh ít khi chú ý tới các biểu hiện khác thường trong cơ thể…


Chủ quan với biến chứng tiểu đường có thể gây đoạn chi

Cho tới một ngày đầu năm 2009, một chiều đi bộ, bỗng thấy hai lòng bàn chân nóng rát, như có lửa thiêu đốt ở gan bàn chân, đến mức không thể chịu được, anh dừng lại kiểm tra chân thì sững sờ phát hiện một quầng thâm to, rộng ở hai lòng bàn chân. Suốt đêm lo lắng, ngay sáng hôm sau đi khám thì bác sĩ cho hay anh đã bị biến chứng thần kinh ngoại vi - là biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh ĐTĐ, làm chi dưới bị tổn thương gây nên bệnh lý bàn chân. Anh hoang mang không dám mường tượng ra cảnh một ngày không xa phải cắt cụt chi. Nhớ lại trước đây thỉnh thoảng thấy xuất hiện những vết thâm nhỏ, rải rác trên mu bàn tay, bàn chân, kèm theo cảm giác đau, tê bì, châm chích, bỏng rát nhẹ, có lúc không dám đặt chân chạm đất, đôi khi không thể bước từng bước mà phải "nhảy" hai chân cùng một lúc,… anh giật mình vì mình đã vô tình bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của biến chứng tiểu đường.

Lúc này, biết không thể chần chừ thêm được nữa, anh bắt đầu lao vào tìm hiểu thêm về các giải pháp hỗ trợ điều trị. Biết thông tin về sản phẩm Hộ Tạng Đường có tác dụng hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường, anh mua về dùng với hi vọng không phải đoạn chi. Sau một thời gian sử dụng các vết thâm đã mờ dần, dùng thêm một thời gian thì mất hẳn, cho tới nay không xuất hiện thêm lần nào, gan bàn chân hồng hào trở lại. Cảm giác tê bì, châm chích, nóng rát đều không còn nữa, những vết thâm nhỏ trên mu bàn tay cũng mất dần. "Lạ thay, từ khi sử dụng thêm Hộ Tạng Đường, đời sống riêng tư của vợ chồng tôi dường như có phần viên mãn hơn", anh bật mí trong niềm phấn khởi. Có lẽ trước kia, anh đã không biết tỷ lệ nam giới phải đối mặt với biến chứng rối loạn cương lên tới 60% sau 3-5 năm mắc bệnh ĐTĐ.

Bây giờ, khi đã yên tâm vì tất cả các chỉ số xét nghiệm đều trong mức cho phép, anh mạnh dạn giới thiệu Hộ Tạng Đường cho rất nhiều bạn bè doanh nhân bị tiểu đường cũng "bận rộn" như mình sử dụng. "Cuộc sống luôn vội vã, mình cần phải biết sức khỏe mình đến đâu, nhất là với người tiểu đường thì giải pháp giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng là ưu tiên hàng đầu!", anh chia sẻ!

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Tăng huyết áp thể đặc biệt

Cùng với sự phát triển của xã hội, chế độ lao động sinh hoạt, ăn uống không điều độ làm cho tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp (THA) ngày càng tăng lên và có xu hướng trẻ hóa. Để điều trị, ngoài việc người bệnh cần có chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; thì việc dùng thuốc là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc điều trị THA, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau, việc sử dụng như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến điều trị THA trong những trường hợp đặc biệt.


Điều trị THA ở trẻ em (dưới 12 tuổi)


Phải kiểm tra huyết áp thường xuyên.


THA ở trẻ em thường ít gặp, thường rất khó tiên lượng về lâu dài, nếu có thì cố gắng tìm nguyên nhân để điều trị nguyên nhân; nếu không tìm thấy nguyên nhân (vô căn) thì chủ yếu là điều trị triệu chứng, cải thiện chế độ sinh hoạt và sử dụng thuốc điều trị nội khoa như người lớn theo chỉ dẫn của bác sĩ.


THA ở người cao tuổi


Ngay từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh là người già nên và cần điều trị THA, ngay cả với người đã trên 85 tuổi. Ở lứa tuổi này do xơ cứng động mạch lớn nên thường xảy ra tình trạng THA tâm thu đơn độc, do đó sẽ tiến hành điều trị huyết áp tâm thu từ 160mmHg trở lên mà không cần căn cứ có THA tâm trương hay không.


Trong quá trình điều trị cần lưu ý một số đặc điểm cơ bản sau:


Chuyển hóa chậm, đào thải chậm do giảm sút tuần hoàn tại gan và thận.


Béo phì ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi.


Có thể có nhiều bệnh lý mạn tính khác đi kèm, hoặc là nguyên nhân, hoặc là hậu quả của THA như đái tháo đường, viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính, rối loạn lipid máu, suy vành...


Thể tích huyết tương giảm, cung lượng tim giảm, renin huyết tương cũng giảm nên huyết áp thường dao động nhiều.


Nguyên tắc điều trị:


Chế độ sinh hoạt: ăn giảm mỡ và phủ tạng động vật, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê hay rượu, bia, tập thể dục dưỡng sinh đều đặn và chế độ ăn bớt mặn kèm lợi tiểu có thể thích hợp.


Dùng thuốc: bắt đầu từ liều thấp, tăng liều từ từ, thận trọng; Các loại thuốc lợi tiểu, chẹn calci, ức chế men chuyển đều có tác dụng; chẹn bêta chỉ dùng khi không có nguy cơ đái tháo đường, suy tim, viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính. Cần chú ý điều trị các bệnh phối hợp.


THA ở phụ nữ có thai


Mục đích của điều trị là phòng ngừa các biến chứng cho người mẹ và giảm tử vong ở thai nhi.


Chế độ sinh hoạt: nghỉ ngơi; ăn hạn chế muối; Theo dõi huyết áp và khám thai đều đặn, đặc biệt trong 2 tháng cuối.


Chú ý: Trong trường hợp phòng ngừa sản giật, tốt nhất nên nằm theo dõi tại bệnh viện và được điều trị THA. Nếu huyết áp mẹ vẫn tăng cao, có huyết tán, suy thận, giảm tiểu cầu, suy giảm chức năng gan, mờ mắt... thì phải xét khả năng cho đẻ sớm hoặc lấy thai ra.


THA ở người béo phì


Trong mọi trường hợp nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc.


Trong những năm gần đây, do chế độ sinh hoạt và ăn uống không điều độ nên tỷ lệ người béo phì tăng lên đáng kể, trong điều trị THA ở các đối tượng này cần lưu ý:


Thể tích máu cao, máu phân phối về khu vực tim, phổi nhiều hơn, tình trạng tăng lưu lượng máu về tim kết hợp với tăng sức cản ngoại vi làm cho thất trái vừa dày, vừa giãn.


Có thể có kết hợp rối loạn lipid máu trong đó đáng kể nhất là tăng cholesterol, triglycerit máu làm cho hoạt động cường giao cảm mạnh lên, trương lực và sức cản mạch máu cũng tăng lên.


Điều trị: giảm cân nặng, giảm lượng muối ăn, tăng cường luyện tập, chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Dùng thuốc như ở các đối tượng THA khác.


THA ở người đái tháo đường


Ở những người mắc bệnh đái tháo đường, nguy cơ THA đi kèm tăng cao hơn ở người bình thường; cần điều trị ngay khi huyết áp tăng.


Chế độ ăn hợp lý, làm giảm cân kết hợp với thể dục, bỏ rượu bia và thuốc lá.


THA kèm suy mạch vành


Điều trị THA trong trường hợp này có tác dụng làm giảm sức căng vách tim, giảm tiền gánh, hậu gánh và nhờ đó có lợi cho tuần hoàn vành.


Chú ý: không nên làm giảm huyết áp quá nhiều vì có nguy cơ giảm tuần hoàn động mạch vành. Không dùng các loại thuốc hạ huyết áp nhưng có thể gây tăng nhịp tim vì sẽ gây tăng nhu cầu ôxy ở cơ tim.


Tóm lại, điều trị THA (mà phần lớn là vô căn) cần phối hợp chế độ sinh hoạt hợp lý phù hợp với thể trạng, tổn thương đã có hay chưa có ở các cơ quan đích, chú ý các yếu tố nguy cơ đi kèm. Sử dụng thuốc khi huyết áp đã cao nhiều hoặc kèm theo các tổn thương ở tạng đích. Điều trị các thể THA khác nhau với sự lựa chọn các thuốc khác nhau trong số các thuốc hiện có. Trong mọi trường hợp nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc.


ThS. Nguyễn Vân Anh

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Máy đo huyết áp microlife 3BJ1-4D

Máy đo huyết áp microlife 3BJ1-4D là dòng sản phẩm kiểm tra huyết áp tự động thế hệ mới với kiểu dáng đơn giản và sang trọng gọn nhẹ dễ dàng bỏ túi khi phải di chuyển thường xuyên, máy trang bị công nghệ PAD giúp việc kiểm soát cảnh báo sớm các biểu hiện nguy cơ về tim mạch


Tính năng nổi bật :


May do huyet ap


Kiểm nghiệm từ tổ chức uy tín trên thế giới :Kiểm nghiệm lâm sáng cho độ chính xác bởi Hiệp hội tăng huyết áp Anh Quốc (BHS) tổ chức cao huyết áp uy tín hàng đầu thế giới ,Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu (ESH )


Cảnh báo rối loạn tim mạch : Cảnh báo sớm rối loạn tim mạch với công nghệ PAD đây là công nghệ độc quyền của Microlife giúp phát hiện các nhịp đập bất thường của tim, phát hiện sớm các nguy cơ về bệnh tim mạch


Đo chính xác hơn nhờ trang bị công nghệ đo 3 lần lấy trung bình MAM : Trang bị công nghệ MAM cho kết quả chính xác vượt trội với khả năng đo 3 lần lấy kết quả trung bình ( theo khuyến cáo của các tổ chức cao huyết áp uy tín việc xác định chỉ số huyết áp nên được thực hiện bằng việc đo và lấy trung bình kết quả ít nhất từ 2 lần đo ) , giảm thiểu các sai số từ các yếu tố khách quan tác động ảnh hưởng đến quá trình đo


Bộ nhớ 60 lần đo : Thao dõi huyết áp với bộ nhớ 30 lần giúp lưu trữ kết quả đo, thời gian đo giúp theo dõi các chỉ số huyết áp,trong quá trình sử dụng thuốc điều trị


Thiết kế nhỏ gọn : thích hợp cho cá nhân phải thường xuyên đi lại vì lý do học tập hay làm việc và cần kiểm tra huyết áp thường xuyên Microlife 3BJ1-4D có kích thước tựa chiếc đồng hồ đeo tay, rất tiện dụng khi mang bên mình đi công tác


Chế độ bảo hành " 3 năm 1 đổi 1" Dịch vụ bảo hành tốt nhất mang lại cho người bệnh sự yên tâm hoàn toàn trong quá trình sử dụng, trong 3 năm sau khi mua máy, nếu máy có bất kỳ lỗi kỹ thuật nào do nhà sản xuất khách sử dụng được đổi ngay máy mới khi đem máy đến trung tâm bảo hành